Golden Fund - Vang247.com - dịch vụ thanh toán & chuyển tiền quốc tế, cập nhật bảng giá vàng,
                        ngoại
                        tệ thị trường tự do
                        miễn phí nhanh, chính xác và uy tín nhấtGolden Fund - Vang247.com - dịch vụ thanh toán & chuyển tiền quốc tế, cập nhật bảng giá vàng,
                        ngoại
                        tệ thị trường tự do
                        miễn phí nhanh, chính xác và uy tín nhất
Trang chủ

Vàng 247: Mẫu hình cốc tay cầm: Đặc điểm và cách giao dịch

2024-09-08 11:30:15

Mẫu hình cốc tay cầm hay còn gọi là Cup and Handle, là một dạng biểu đồ có hình dạng giống với một chiếc cốc kèm tay cầm, được giới thiệu lần đầu bởi William J.O’Neil trong cuốn sách "How to Make Money in Stocks" năm 1988. 

Mẫu hình cốc tay cầm có hình dạng chữ U cho phần cốc và một tay cầm hơi lệch. Thường xuất hiện trong các xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng, mô hình này cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng. Cùng Golden Fund tìm hiểu chi tiết về mẫu hình cốc này nhé.

mo-hinh-coc-tay-cam-1-1

Đặc điểm của mẫu hình cốc tay cầm

Sự hình thành của mẫu cốc tay cầm được xem là một giai đoạn củng cố. Sau khi giá bứt phá khỏi mô hình này, xu hướng ban đầu sẽ tiếp tục mạnh mẽ. Dựa trên các tín hiệu mà mẫu hình này cung cấp, nhà đầu tư có thể ra quyết định theo xu hướng thị trường. Thành phần tạo thành mẫu hình cốc tay cầm bao gồm:

  • Xu hướng: Mẫu hình này xuất hiện trong xu hướng tăng (hoặc giảm đối với cốc tay cầm ngược).

Phần cốc

Phần cốc có dạng vòng cung hoặc chữ U, đôi khi là chữ V nhưng không chính xác bằng chữ U. Trước khi hình thành phần cốc, thị trường cần có một đợt tăng giá ít nhất 30%.

Hai miệng cốc không nhất thiết phải cân đối nhưng không nên quá nghiêng. Độ sâu của cốc nên từ 12%-33%, tối đa là 50%, vì nếu quá sâu, tỷ lệ thất bại của mô hình sẽ cao hơn.  Thời gian lý tưởng để hoàn thiện phần cốc là từ 3-6 tháng.

>> Xem thêm: Mô hình cốc tay cầm trong giao dịch.

Phần tay cầm

Thời gian hình thành phần tay cầm ít nhất là 1-2 tuần, xuất hiện sau khi giá tăng lên vùng đỉnh cốc. Nhiều nhà đầu tư sẽ bán để thu lợi hoặc hòa vốn, tạo ra một vùng điều chỉnh hình thành phần tay cầm.

Khối lượng giao dịch trong phần tay cầm phải nhỏ, thể hiện sự cạn kiệt cung và thanh khoản thấp. Điều này cho thấy không còn ai muốn bán nữa hoặc các nhà đầu tư lớn đã gom đủ hàng.

Phần điều chỉnh của tay cầm không nên quá sâu so với thân cốc, đẹp nhất là từ 10%-15%, có thể thấp hơn nếu cốc lớn.

Tay cầm phải nằm trên thân cốc và trên đường MA200. Điểm phá vỡ (break-out) khỏi tay cầm xảy ra khi khối lượng giao dịch tăng đột biến 40-50% so với các phiên trước đó.

mo-hinh-coc-tay-cam-2

Hướng dẫn giao dịch với mẫu hình cốc tay cầm

Hiện tại có 3 cách để giao dịch với mẫu hình cốc tay cầm, bao gồm:

Vào lệnh khi giá bắt đầu break out ra khỏi đỉnh cốc & tay cầm

Đây là cách giao dịch phổ biến với hầu hết các nhà đầu tư khi xác nhận thấy mẫu hình này, tuy nhiên vẫn tồn tại rủi ro. Mặc dù vậy nếu giá đi đúng như dự đoán của mẫu hình thì nhà đầu tư sẽ lãi một khoản lợi nhuận khổng lồ.

Vào lệnh khi giá giao dich quay lại vùng hỗ trợ ở phần tay cầm

Cách giao dịch này tương đối chắc chắn và an toàn hơn, sẽ đảm bảo khi vùng giá quay lại test tại vùng hỗ trợ cũ của tay cầm trước khi bật tăng vượt đỉnh cốc để xác nhận mẫu hình, vậy nhà đầu tư sẽ vào giá loanh quanh 30-31 giả sử trường hợp giá tại vùng tay cầm test lại. Rủi ro sẽ là việc nếu không test lại mà break out khỏi đỉnh cốc thì nhà đầu tư sẽ mất đi một phần lợi nhuận nếu giá bật tăng vì vào lệnh trễ.

mo-hinh-coc-tay-cam-4

Vào lệnh tại phần đáy tay cầm

Đây là cách giao dịch mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng đồng thời cũng rủi ro nhiều nhất. Nhà đầu tư áp dụng cách này sẽ vào lệnh ngay tại vùng được cho là đáy của tay cầm mà không cần phải đợi tín hiệu break out khỏi đỉnh cốc để chắc chắn xác nhận mẫu hình. 

Cách giao dịch này sẽ vào lệnh sớm, và ẵm trọn được phần lợi nhuận khi mẫu hình đi đúng và giá bắt đầu bứt phá. Tuy nhiên đây là cách giao dịch dành cho nhà đầu tư có kinh nghiệm hoặc chấp nhận mạo hiểm.

Và lưu ý ở cả ba cách thì đều nên đặt stop loss tại đáy của phần tay cầm hoặc thấp hơn vài giá. Khi giá tăng bằng chiều sâu của cốc thì nên nghĩ đến việc bán một phần để chốt lời, phần còn lại sẽ tiếp tục quan sát và đưa ra quyết định sau.

Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về mẫu hình cốc tay cầm, các đặc điểm nhận biết cũng như cách giao dịch phù hợp. Tuy nhiên, không phải mọi mẫu hình đều đúng với dự đoán của nhà đầu tư. Đây chỉ là một mẫu hình cung cấp tín hiệu mạnh mẽ về xu hướng hiện tại, do đó cần xem xét nhiều yếu tố khác trước khi ra quyết định giao dịch. Mẫu hình cốc tay cầm không hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp và không phải lúc nào cũng chuẩn chỉnh.

>> Xem thêm:

- 5 kiểu tâm lý trong giao dịch và cách kiểm soát.

- 3 trường phái phân tích thị trường trong giao dịch.